Táo bón ở trẻ nhỏ nếu xem nhẹ và không để ý điều trị sẽ dẫn đến những hệ lụy không mong muốn khác như: trẻ hay quấy khóc, biếng ăn, chậm lớn, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu…. Khi thấy trẻ đi ngoài phân rắn, và khi đi thì phải rặn lúc đó các mẹ nên nghĩ ngay đến việc trẻ bị táo bón. Trẻ có thể mắc chứng táo bón trong những trường hợp sau:
– Trẻ sơ sinh đi đại tiện dưới 2 lần/ ngày
– Trẻ đang bú mẹ: đi đại tiện dưới 3 lần/ tuần.
– Trẻ lơn hơn: đi đại tiện dưới 2 lần/ tuần
Để trẻ nhanh hết táo bón, các mẹ cần nắm rõ những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em gồm:
1. Trẻ cố nhịn đi vệ sinh:
Nhiều bé bị táo bón thường do nín nhịn đi ngoài, sở dĩ trẻ hay nín nhịn đi là vì mãi chơi quên đi, khi đi tiêu bé có thể bị rách hậu môn khiến bé quyết định nín luôn để tránh bị đau đớn, hay cảm giác sợ hãi khi phải đi ngoài lúc mắc chứng táo bón làm lười đi ngoài và trì hoãn việc đi tiêu.
Việc nín nhịn khi đi tiêu khiến phân ở lâu trong cơ thể, lớn dần và khô cứng, do đó sẽ khiến bé phải gắng sức hơn trong những lần đi tiêu sau, chính vì gắng rặng trẻ có thể bị rách hậu môn, chảy máu gây đau đớn khó chịu khi đi tiêu. Và cũng vì thế bé lại càng sợ đi tiêu, cố nhịn hơn nữa.
2. Chế độ ăn
Các mẹ nên chú ý có một số loại hoa quả nếu cho bé ăn quá nhiều sẽ gây táo bón ở trẻ nhỏ như: chuối chin, táo, khoai tây, mỳ, bánh mì, ngũ cốc.
Nếu mẹ cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và khi bước sang giai đoạn ăn dặm bé có thể bị táo bón. Bởi vì dạ dày bé đã quen với việc xử lý sữa mẹ dễ tiêu và lỏng đến khi ăn dặm bé phải tập tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn nên cũng dễ bị táo bón.
Bé ăn thiếu chất xơ, tiêu thụ quá nhiều các sản phẩm từ sữa như: phô mai, kem…
Cho bé ăn quá nhiều các loại thiệt bò, thịt lợn, bé sẽ mất cân bằng do thiếu chất xơ và có nguy cơ thừa cân béo phì.
3. Thay đổi thói quen
Bất kỳ sự thay đổi nào trong thói quen hằng ngày cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Chẳng hạn như lối sống cũng như việc sinh hoạt tại một nơi hoàn toàn khác lạ với bé; thời tiết thay đổi du lịch; hay tâm trạng không tốt… cũng ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ thức ăn và chức năng ruột của bé. Điều này dễ nhận thấy khi có nhiều trẻ bị táo bón khi bắt đầu đi học, tiếp xúc với một môi trường mới bên cạnh đó các trẻ có thay đổi bất thường về sinh lý như: sốt gây mệt mỏi, ăn kém, nằm nhiều, mất nước..đều có thể làm giảm số lượng phân, hoặc gây nên sự tăng cô đặc của phândẫn đến táo bón
4. Dị ứng sữa bò
Dị ứng với sữa bò thường được chẩn đoán trong hầu hết các trường hợp rối loạn đường ruột ở trẻ nhỏ. Với một số trẻ, nó có thể gây ra hiện tượng táo bón. Nếu ai đó trong gia đình từng hen suyễn hoặc chàm bội nhiễm thì cũng có thể nghĩ tới nguyên nhân dị ứng sữa
Pingback: Mách mẹ cách trị táo bón cho trẻ bằng Đông Y – PQA - Công ty dược phẩm PQA