Nhiều người bị huyết áp thấp thường tìm đến các bài thuốc dân gian để cải thiện tình trạng sức khỏe. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa huyết áp thấp được lưu truyền và sử dụng khá phổ biến.
Bài thuốc 1: Nước hạt sen táo đỏ
Hạt sen 30g, táo đỏ 10g, gừng tươi 6 lát sắc nước uống, ngày 2 lần.
Bài thuốc 2: Bột cam thảo ngân nhĩ
Ngân nhĩ 30g, gừng khô 20g, cam thảo 15g. Tất cả tán bột, ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 2 – 3g.
Bài thuốc 3: Nước cam thảo, nhân hạnh đào, trần bì
Nhân hạnh đào 30g, trần bì 15g, cam thảo 6g. Đun nước uống, ngày 2 – 3 lần.
Bài thuốc 4: Nước cam thảo, ngũ vị tử, quế chi
Ngũ vị tử 25g, nhục quế 15g, quế chi 15g, cam thảo 15g. Sắc nước uống, ngày 2 – 3 lần, từ 3 – 7 ngày. Khi huyết áp lên mức bình thường sẽ uống tiếp 1 đợt từ 3 – 6 ngày nữa.
Bài thuốc 5: Thịt lợn nạc hầm táo đỏ, ngân nhĩ
Mộc nhĩ trắng 15g, thịt lợn nạc 50g, táo đỏ 10 quả. Tất cả mang lên hầm lấy nước uống.
Bài thuốc 6: Canh óc lợn
Óc lợn 1 bộ, nấu với nước 30 phút, cho chút gia vị thành canh rồi ăn hết. Ngày ăn 1 lần trong 7 ngày.
Bài thuốc 7: Cháo gà
Gà mái 1 con, mổ làm sạch, hầm lấy nước rồi cho 100g vào nấu thành cháo ăn sáng và tối.
Bài thuốc 8: Cháo gạo nếp, a giao
Gạo nếp 100g, a giao 5g. Gạo mang nấu thành cháo. A giao nghiền nát rồi rắc vào cháo, đảo đều thành sền sệt là được, ăn vào buổi sáng và tối.
Bài thuốc 9: Nước hồ đào, cuống sen
Thịt quả hồ đào 3 quả, cuống sen tươi 10 cái. Mang tất cả giã nát sắc nước uống.
Bài thuốc 10: Cháo táo đỏ, hà thủ ô
Gạo 15g, táo đỏ 2 quả. Thông thường dùng nấu cháo, khi gần được thêm 25g bột hà thủ ô, nấu chín cho đường đỏ, ăn nóng. Ăn trong 7 – 15 ngày là 1 đợt, nghỉ 2 – 3 ngày rồi lại ăn tiếp, rất có hiệu quả.
Bài thuốc 11: Canh trứng gà gừng
Trứng gà tươi 1 quả gừng tươi 1 nhánh. Rửa sạch gừng, thái lát mỏng, cho gừng thái lát cùng 1 cốc nước lã vào nồi nhỏ đun sôi nhỏ lừa cho cạn còn 1/3 cốc thì đập trứng gà vào, khuấy đều đun tiếp khoảng 2 phút. Sau dó bắc ra ăn nóng 1 lần. Ngày ăn 1 lần, ăn trong 5 ngày.
Bài thuốc 12: Sâm Triều Tiên 50g, lộc nhung 50g, ngâm với nửa lít rượu trắng. Mỗi ngày uống 1 chén con vào bữa ăn.
Bài thuốc 13
Chè lâu năm (lá chè già trên 3 năm), 10g nhân sâm, gừng. Chè rang lên, cho cùng nhân sâm và ít gừng vào nước, đun sôi 10 – 15 phút (nên dùng ấm đất). Uống ngày 2 lần, chỉ dùng từng đợt từ 5 đến 7 ngày.
Bài thuốc 14
Nhân sâm tán bột 25g, tử hà sa (tán bột) 50g, trộn với mật ong. Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và trưa, mỗi lần uống 3 – 5 g.
Bài thuốc 15
Hoàng kỳ, kỷ tử, mạch môn, đương quy, sinh địa mỗi thứ 12g, dâm dương hoắc 8g, ngũ vị tử 6g, đẳng sâm 16g rửa sạch, cho vào ấm, đổ xâm xấp nước sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc 16
Hồng sâm 3g, đùi gà 2 cái, kỷ tử 20g, rau sống, hành, gừng tươi, rượu vang, đường trắng, bột mì vừa đủ.
Hồng sâm thái phiến mỏng, đem ngâm với 150ml rượu trắng trong 3 ngày, đùi gà rửa sạch, để ráo nước rồi rán vàng. Phi hành, gừng cho thơm, bò đùi gà, rượu sâm, kỷ tử và gia vị vào hầm cho thật nhừ, chế thêm 1 chút bột mì cho sánh rồi cho ra dĩa. Ăn nóng.
Bài thuốc này giúp ích khí, thích hợp với người bị huyết áp thấp kèm theo mệt mỏi (mất sức, chân tay rã rời), chán ăn, đại tiện lỏng, lưng đau gối mỏi…
Bài thuốc 17:
Nhân sâm 5g, long nhãn 20g, liên nhục 20g, lòng đỏ trứng gà 2 cái, đường đỏ 30g.
Sâm thái phiên mỏng, đen hầm cùng long nhãn và liên nhục cho nhừ rồi cho lòng đỏ trứng gà vào đánh đều, chế đường đỏ. Dùng để ăn điểm tâm.
Bài thuốc này giúp ích khí dưỡng huyết, bổ tâm tráng thần, thích hợp với người bị huyết áp thấp có biểu hiện hay hồi hộp đánh trống ngực, tinh thần bạc nhược, dễ lo sợ, ngủ kém, hay mê mộng, chán ăn…
Bài thuốc 18
Hồng sâm 3g, hoàng kỳ 9g, dương quy 9g, bạch linh 9g, trán bì 3g, chích thảo 3g. Tất cả cho vào ấm, đổ xâm xấp nước, sắc kỳ chừng 1 giờ rồi uống. Cũng có thể lấy các vị thuốc trên sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được. Uống thay trà trong ngày
Bãi thuốc này giúp kiện tỳ ích khí, dưỡng huyết, bổ hư, thích hợp với người bị huyết áp thấp có kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, chân tay rã rời, sắc mặt vàng nhợt, kém ăn, đại tiện lỏng mát.
Bài thuốc 19
Hồng sâm 60g, ngũ vị tử 60g, phá cố chỉ 60g, bạch truật 60g, hoài sơn 45g, bạch linh 45g, ngỏ thù 30g, ba kích 30g, nhục đậu khấu 30g, long cốt sao 15g.
Tất cả sao thơm, tán bột, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g, uống nước ấm có pha 1 chút mật ong hoặc với rượu hâm nóng
Bài thuốc này giúp ôn thận ích khí, thích hợp với người huyết áp thấp có biểu hiện lưng đau gối mỏi, hay sự lạnh, dễ vã mồ hôi, đại tiện lỏng nát hoặc hay đau bụng đi lỏng vào sáng sớm.
Bài thuốc 20
Thục địa 9g, đương quy 9g, nhân sâm 6g, bạch truật 6g, chích thảo 6g, gừng tươi 3 lát, đại táo 2 quả. Các vị sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được. Uống thay trà trong ngày.
Bài thuốc này giúp bổ khí dưỡng huyết, thích hợp với người già bị huyết áp thấp kèm theo tình trạng cơ thể suy nhược, gầy yếu, sắc mặt nhợt nhạt, hay có cảm giác khó thở, ngại nói, trí nhớ giảm sút, chán ăn…
Bài thuốc 21
Hồng sâm 5g thái phiến, gà mái 1 con (chừng 750g) bỏ phủ tạng, luộc sôi khoảng 3 phút rồi cho vào nồi đất hầm thật nhừ cùng nhân sâm, thêm gia vị, chia ăn vài lần.
Bài thuốc này thích hợp với bệnh nhân huyết áp thấp kèm theo các biểu hiện gầy yếu, mặt nhợt nhạt, mệt mỏi hay khó thở, chóng mặt, trí nhớ giảm sút…
Cần lưu ý rằng, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng bất kỳ bài thuốc dân gian nào cũng cần có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Nguồn: Sách Những bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả – NXB Văn hóa – Thông tin